Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà

Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ, có thể gây tử vong do tình trạng mất nước và mất muối. Ngoài ra, tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy dinh dưỡng, do trẻ ăn ít đi trong khi bị tiêu chảy và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị giảm một phần.

Bệnh tiêu chảy cấp xuất hiện khá nhiều triệu chứng đặc biệt là trong khoảng từ 48 - 72 giờ đầu của bệnh. Chính vì vậy, bố mẹ cần đặc biệt chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ để đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời. 

Với một số trường hợp, chăm sóc ban đầu hợp lý nhất là hỗ trợ triệu chứng cho trẻ, có thể giúp trẻ vượt qua được những khó khăn đầu tiên một cách dễ dàng hơn, bớt khó chịu hơn.

Bác sĩ kiến nghị một số cách chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy cấp như sau:

1. Bù nước và điện giải 

Đối với trẻ bị tiêu chảy việc làm đầu tiên và quan trọng nhất là phải bù lại lượng nước đã mất cho trẻ do đi ngoài nhiều lần. Chính vì vậy bố mẹ cần:

   - Với trẻ còn bú mẹ, cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, nếu trẻ không bú được hãy cho trẻ uống bằng thìa.

·       - Cho trẻ uống dung dịch Oresol (pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn). 

        - Cho trẻ uống Oresol từng ngụm nhỏ bằng cốc hoặc đổ thìa. Nếu trẻ bị nôn, phải lập tức dừng lại, đợi khoảng 10 phút sau đó tiếp tục cho uống nhưng chậm hơn.

2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy cấp

- Duy trì khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ, chia thành nhiều bữa nhỏ. Đối với trẻ đang bú mẹ, vẫn duy trì bú mẹ thường xuyên. 

- Cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa… để cung cấp nguồn năng lượng và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

Thức ăn của trẻ cần phải được nấu chín kỹ, mềm, lỏng, dễ tiêu.

 -  Đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.

 -  Cho trẻ ăn thêm các loại quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ…

 - Tránh các loại thực phẩm có nhiều xơ và khó tiêu như măng, ngô, đỗ…

3. Trong trường hợp nào phải đưa trẻ đi khám?

   - Trẻ đi ngoài nhiều lần trong 1 giờ

   - Trẻ bị nôn nhiều, kém ăn/ bỏ bú

   - Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, ngủ li bì khó đánh thức.

·  - Trẻ bị khát nước, môi khô, mắt trũng, da nhăn nheo.

· - Trẻ bị sốt cao hơn.

·- Phân có lẫn máu. 

 - Tình trạng của trẻ không được cải thiện sau 2 ngày điều trị.

Thông thường, đối với một số trường hợp nhẹ bố mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu biết chăm sóc trẻ đúng cách, trẻ sẽ tránh được nguy hiểm và mau khỏi bệnh hơn. 

Ứng dụng chăm sóc sức khỏe toàn diện

OmiCare là ứng dụng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cả gia đình với các tính năng nổi bật: Mua sắm, Sổ tay thuốc, Tra cứu và tư vấn online với Dược sĩ và Bác sĩ gia đình Omi

omipharma app