Gần đây, rất nhiều các mầm bệnh phát triển rất mạnh, có nhiều dịch bệnh trong giai đoạn chuyển mùa, nổi bật là bệnh viêm họng xung huyết. Bạn đã biết bệnh viêm họng chưa? Bạn có tìm hiểu viêm họng xung huyết có nguy hiểm không? Hãy cùng Omi Pharma tham khảo bài viết sau nhé.
1. Tìm hiểu về viêm họng xung huyết
Viêm họng xung huyết (viêm họng cấp) là của viêm họng, xuất hiện khi thời tiết thay đổi. Bệnh khá nguy hiểm và cần chữa trị sớm.

2. Nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm họng xung huyết
2.1. Nguyên nhân gây bệnh viêm họng xung huyết
Do thời tiết thay đổi, vi khuẩn virus (kể đến là Haemophilus Influenzae, liên cầu nhóm huyết A dạng beta, phế cầu hoặc tụ cầu vàng) phát triển mạnh nên khiến cổ họng bị tấn công gây viêm họng và xung huyết vòm họng.
Do thói quen ăn uống sử dụng các đồ cay, nóng, chất kích thích hay những đồ ăn lạnh, nhiều dầu mỡ khiến vi khuẩn phát triển.
Hệ miễn dịch kém, người bị bệnh tiểu đường, dị ứng cơ địa hoặc viêm phế quản, viêm xoang,,, dễ mắc bệnh viêm họng xung huyết.
Môi trường không khí ô nhiễm bụi bẩn, nhiều chất độc hại cũng là nguyên nhân khiến bệnh phát triển.
Cơ thể mệt mỏi, áp lực, suy nhược là điều kiện gây ra viêm họng xung huyết.

2.2. Triệu chứng bệnh viêm họng xung huyết
Khi bị viêm họng xung huyết người bệnh sẽ có những triệu chứng rõ ràng để nhận biết như:
- Sốt cao trên 39độC, ho có dịch
- Ngạt mũi, khó thở, đau đầu, nặng hơn là chảy máu mũi
- Nóng rát cổ họng, vướng dị vật như có vật gì trong cổ họng. Khi bạn ăn uống sẽ cảm thấy khó khăn. Nếu bị sưng đỏ thì sẽ thấy hiện tượng phù nề, nổi hạch và đau.
- Khi lượng bạch cầu tăng lên, cổ họng sưng to khiến amidan sưng mủ nên dễ nhầm với viêm Amidan.
- Viêm họng xung huyết có nguy hiểm không?
- Bệnh viêm họng xung huyết thường gặp trong đời sống hiện nay do môi trường ô nhiều ngày càng nặng, khí hậu khắc nghiệt. Do đó, ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh, người bệnh cần có biện pháp chữa trị kịp thời tránh bệnh phát triển nặng thì sẽ gây nguy hiểm. Khi bệnh nặng sẽ dẫn đến các tình trạng mãn tính, viêm họng hạt hoặc có mủ và nặng hơn nữa là viêm suy tim, viêm khớp, viêm thận gây nhiễm trùng máu hoặc bị áp xe, viêm tấy xung quanh amida và gây hoại tử vùng cổ.
Với trẻ em, cần phải đến các cơ sở y tế để được thăm khám điều trị dứt điểm sớm tránh gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe khiến trẻ chậm lớn, kém phát triển.

3. Bệnh viêm họng xung huyết có lây không?
Bệnh là do vi khuẩn, virus gây nên bệnh hoàn toàn có thể lây lan từ người sang người. Thường có thể lây qua nước bọt, đường hô hấp. Vì vậy, cần có biện pháp phòng tránh bệnh viêm họng xung huyết bằng cách: không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, vệ sinh tay chân sạch sẽ, mang khẩu trang phòng khói bụi.
4. Cách điều trị bệnh viêm họng xung huyết
Theo đông y, có nhiều phương pháp đã được áp dụng khá an toàn và tốt đối với người lớn và cả trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ có thai cũng có thể sử dụng như:
- Dùng mật ong pha với nước ấm, thêm 1 chút chanh giúp giảm ho, giảm đau rát làm dịu cổ họng. ( trẻ em trên 1 tuổi mới được dùng mật ong).
- Dùng tỏi: Tham khảo thêm bài viết về dùng tỏi chữa cảm cúm. Tỏi có rất nhiều tác dụng và dễ dàng mua, chi phí lại rẻ nên được sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng tỏi vì dùng nhiều sẽ gây nóng trong làm tổn thương niêm mạc hầu họng.
- Dùng gừng: Đun nước gừng uồng làm ấm, diệt khuẩn và kháng viêm tốt. Lưu ý, với người bệnh dạ dày, tá tràng, bệnh gan, phụ nữ mang thai thì ít được sử dụng.
- Xúc miệng nước muối hàng ngày để phòng tránh bệnh.

Theo Tây y, chủ yếu sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm… để điều trị bệnh viêm họng xung huyết. Thuốc kháng sinh sẽ giúp lành bệnh nhanh nhưng nếu không được kê theo bác sỹ sẽ gây tác dụng phụ hoặc dùng quá liều sẽ gây nhờn thuốc, kháng thuốc. Dùng lâu sẽ gây suy gan, suy thận, và nhiều bệnh khác…
Bài viết đã chia sẻ những thông tin về bệnh viên họng và chia sẻ giúp các bạn hiểu hơn được bệnh viêm họng xung huyết có nguy hiểm đối với người bệnh hay không từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Hy vọng các bạn sẽ có kiến thức bổ ích cho mình.