Cảm cúm là bệnh hay gặp đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa. Để điều trị cho khỏi bệnh, chúng ta cần phải uống thuốc đầy đủ, kịp thời. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp uống thuốc cảm cúm bị sưng mắt, uống thuốc cảm bị buồn nôn do uống thuốc cảm cúm quá liều. Hãy cùng Omi Pharma tìm hiểu uống thuốc cảm cách nhau mấy tiếng và uống thuốc cảm bị dị ứng là như thế nào!
Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra sau khi xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi, miệng. Khi tiếp xúc với những người bị ho, hắt hơi ở gần, bạn sẽ dễ dàng bị nhiễm virus từ người bệnh. Các chủng virus gây cúm thay đổi từng năm và cần được nghiên cứu thời gian dài mới có được vaccine phòng bệnh hiệu quả.
Với các bệnh nhân cảm cúm bình thường, chỉ cần chăm sóc và duy trì uống thuốc đầy đủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ, thời gian bị bệnh chỉ khoảng 3 - 5 ngày sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn.

Tuy nhiên có nhiều ca bệnh uống thuốc cảm cúm bị sưng mắt, uống thuốc cảm bị buồn nôn… đó là do dị ứng thuốc hoặc một trong số các thành phần của thuốc. Chúng ta cần phải đặc biệt lưu ý về thể trạng sức khỏe của bản thân cũng như thông báo chi tiết cho dược sĩ, bác sĩ biết để kê đơn.
1. Lưu ý khi dùng thuốc trị cảm cúm
Khi uống thuốc cảm cúm có thể sẽ bị uống thuốc cảm cúm quá liều dẫn đến uống thuốc cảm bị dị ứng vì vậy cần lưu ý về từng loại thuốc điều trị các triệu chứng khác nhau của cảm cúm như:
1.1. Thuốc giảm đau
Khi cảm cúm đa phần bạn sẽ bị đau đầu, khó chịu vì vậy các loại giảm đau là lựa chọn hàng đầu của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không biết uống thuốc cảm cách nhau mấy tiếng mà chỉ vì đau đầu nhiều, bạn lạm dụng thuốc giảm đau chắc chắn bạn sẽ bị đau dạ dày. Trước hết phải đọc kỹ thành phần thuốc trước khi dùng, bạn có thể sử dụng xem liều lượng của các loại giảm đau đó như thế nào.
1.2. Thuốc thông mũi
Cảm giác nghẹt mũi gây khó chịu thường sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác vì vậy bác sĩ hay kê đơn cho bạn bao gồm cả loại thuốc này. Tuy nhiên, nếu bạn bị cao huyết áp, hãy cho bác sĩ biết vì nhiều loại thuốc thông mũi vì chúng có thể khiến bạn tăng huyết áp.
Bạn có thể dùng các loại thông mũi dạng xịt nhưng hạn chế dùng quá lâu vì dễ bị gặp tình trạng “chai” thuốc. Còn nếu sử dụng thuốc xông mũi lâu hơn có thể gây viêm màng nhầy mạn tính.

1.3. Thuốc kháng sinh
Dùng thuốc kháng sinh điều trị cảm cúm là điều bình thường, nhưng cần lưu ý về liều lượng vì dùng quá nhiều kháng sinh sẽ không tốt. Nhiều người uống thuốc cảm cúm bị sưng mắt là vì không được bác sĩ tư vấn cụ thể về tác dụng của thuốc kháng sinh.
1.4. Có dùng chung thuốc trị cảm cúm được không?
Nếu được bác sĩ tư vấn thì bạn không dùng không sao. Tuy nhiên có một số thuốc trị cảm cúm có chứa các hoạt chất không nên dùng nhiều dễ dẫn đến tình trạng uống thuốc cảm bị buồn nôn vì vậy bạn nên cẩn thận. Hãy nhớ bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để dùng thuốc hiệu quả hơn nhé.
1.5. Dùng thuốc trị cảm cúm cho trẻ em
Trẻ bị cảm cúm cần phải được cha mẹ chăm sóc cẩn thận hơn đặc biệt là khi dùng thuốc. Vì hệ thống miễn dịch của trẻ yếu, uống thuốc cảm bị dị ứng sẽ rất dễ gặp. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi định dùng thuốc cảm cho bé.
Một lưu ý nữa là trẻ dưới 7 tuổi không nên dùng thuốc xông mũi dạng xịt, thay vào đó hay dùng nước muối sinh lý. Nếu trẻ bị cảm nhẹ, cha mẹ cho con xúc miệng nước muối sinh lý hoặc uống chanh nóng với mật ong.
2. Các tình trạng dị ứng thường gặp
2.1. Nổi mề đay
Đây là trạng thái thường gặp nhất và cũng là triệu chứng ban đầu của các loại dị ứng trong đó có dị ứng thuốc. Mề đay nổi sau khi uống thuốc từ 5 -10 phút tùy vào từng loại và do cơ địa của mỗi người. Ban đầu sẽ cảm thấy ngứa, da nổi ban sau đó sưng lên. Nếu bị nặng có thể đau bụng, đau khớp, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, sốt cao..

2.2. Các nốt ban đỏ
Cùng tương tự như ngứa và mề đay, ban đỏ xuất hiện sau khi uống thuốc một thời gian ngắn dưới hình dạng sần như sởi, nhỏ như đầu định ghim ở thân và có thể tạo thành mảng.
Tuy nhiên ban đỏ lại có thể tồn tại đến một vài tuần.
2.3. Uống thuốc cảm cúm bị sưng mắt
Dị ứng thuốc có thể khiến mắt sưng đỏ, ngứa, chảy nước hoặc kèm theo tình trạng sưng mí mắt. Cùng với việc gây sưng mắt, mặt, dị ứng thuốc có thể bao gồm các dấu hiệu như: sốt, khó thở, mắt mờ, phát ban, ngứa. Ngoài ra cũng có thể đi kèm uống thuốc cảm bị buồn nôn hay mệt mỏi.
3. Cách xử lý khi dị ứng thuốc
Uống thuốc cảm cúm bị sưng mắt bạn có thể giải quyết tại nhà khi tình trạng không quá nghiêm trọng như chườm đá lạnh nhưng lưu ý không chườm trực tiếp mà ven xung quanh, từ từ. Hoặc bạn có thể chườm nóng nhưng cũng nên cẩn thận một chút một, kiểm tra nhiệt độ bằng tay hoặc má trước khi đưa lên mắt.
Uống thuốc cảm bị buồn nôn cũng là trạng thái hay gặp vì vậy bạn cần nên chuẩn bị tinh thần tốt hơn. Tạm thời dừng uống thuốc và kiểm tra lại các thành phần có trong đó và hỏi lại bác sĩ, dược sĩ vì có thể nhiều loại thuốc có thêm tác dụng phụ là buồn nôn.
Với các trường hợp nặng như khó thở, rối loạn, tiêu hóa, tức ngực, phát ban nhiều… cần phải đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Bản thân người bệnh cũng nên ghi nhớ các loại thuốc từng dị ứng để bác sĩ xem xét và tìm nguyên nhân.
Uống thuốc cảm cúm quá liều cũng dễ gây ra dị ứng, tác dụng phụ vì vậy bạn phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc mà bác sĩ kê đơn đưa ra. Vậy nên uống thuốc cảm cách nhau mấy tiếng? Câu trả lời là tùy vào loại thuốc và lời dặn dò của bác sĩ, tuy nhiên thông thường là từ 4 - 6 tiếng, sau bữa ăn để tránh đau dạ dày.
Trên đây là một số thông tin về uống thuốc cảm cúm bị sưng mắt, uống thuốc cảm bị buồn nôn, uống thuốc cảm cúm quá liều, uống thuốc cảm cách nhau mấy tiếng, uống thuốc cảm bị dị ứng… bạn cần biết. Một điểm lưu ý nữa là bạn cần chọn các cơ sở, nhà thuốc bán thuốc uy tín, đảm bảo chất lượng và có sự tư vấn tận tình.