Hoa đậu biếc thường được sử dụng để tạo màu cho món ăn thêm hấp dẫn và đẹp mắt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết tác dụng của hoa đậu biếc, đặc biệt là cách chữa bệnh bằng hoa đậu biếc. Vậy tác dụng của hoa đậu biếc là gì? Công dụng của hoa đậu biếc chữa được bệnh gì? Hãy cùng dược sĩ Omi Pharma khám phá tại đây bạn nhé!
1. Hoa đậu biếc có tác dụng gì?
Hoa đậu biếc có màu xanh tím biếc đặc trưng nên thường được dùng để tạo màu tự nhiên cho thực phẩm. Ít ai biết rằng công dụng hoa đậu biếc cực kỳ đa dạng. Trong hoa đậu biếc có chứa hoạt chất flavonoid, antioxidants và anthocyanin. Hoạt chất flavonoid có nguồn gốc từ thực vật.
![[TƯ VẤN] Tác dụng của hoa đậu biếc tươi và khô đối với sức khỏe](https://static.omipharma.vn/files/img/2020-12/tac-dung-cua-hoa-dau-biec-tuoi-va-kho-doi-voi-suc-khoe.jpg)
Flavonoid được ứng dụng trong y học để hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm, loét dạ dày, hành tá tràng. Ngoài ra flavonoid còn có khả năng làm chậm quá trình lão hóa, phòng chống ung thư, ngăn ngừa các tế bào trong cơ thể đột biến.
Hoa đậu biếc tiếng anh là Butterfly Pea, tên khoa học là Clitoria Ternatea. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm nhiều công dụng của hoa đậu biếc tươi khi gõ các từ khóa như Asian Pigeon Wings, Blue Pea, Blue Bell Vine, Darwin Pea, Cordofan Pea.
2. Tác dụng của hoa đậu biếc tươi
Cùng dược sĩ Omi Pharma khám phá những công dụng của hoa đậu biếc
2.1. Cải thiện thị lực
Hoa đậu biếc có chứa một chất chống oxy hóa gọi là proanthocyanidin, giúp tăng lưu lượng máu đến các mao mạch của mắt. Vì thế hoa đậu biếc có tác dụng điều trị bệnh tăng nhãn áp, cải thiện tình trạng mắt mờ và mỏi mắt, ngăn ngừa tổn thương võng mạc
2.2. Kích thích mọc tóc
Nếu bạn băn khoăn chưa biết hoa đậu biếc trị gì thì hãy thử dùng hoa đậu biếc để giúp tóc mọc nhanh và dày hơn. Hoa đậu biếc rất giàu hoạt chất bioflavonoids giúp kích thích sự phát triển của các nang tóc và giảm tóc bạc.
2.3. Tác dụng làm đẹp da của hoa đậu biếc
![[TƯ VẤN] Tác dụng của hoa đậu biếc tươi và khô đối với sức khỏe-1](https://static.omipharma.vn/files/img/2020-12/tac-dung-cua-hoa-dau-biec-tuoi-va-kho-doi-voi-suc-khoe-5.jpg)
Chất chống oxy hóa trong hoa đậu biếc có tác dụng kích thích và tổng hợp collagen, elastin dưới da, giúp trẻ hóa làn da, giảm nếp nhăn và ngăn ngừa quá trình lão hóa da.
2.4. Tăng cường sinh lý và điều trị rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ
Một tin vui cho những chị em đang gặp các vấn đề về kinh nguyệt hoặc bệnh phụ khoa là hoa đậu biếc có tác dụng làm giảm tình trạng viêm nhiễm và âm đạo tiết dịch nhiều.
► Xem thêm: Bị rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai
2.5. Giảm căng thẳng, chống lo âu và trầm cảm
Các hoạt chất chống oxy hóa, flavonoid, anthocyanins và phenolic trong hoa đậu biếc có tác dụng kích hoạt chống oxy hóa, giảm stress do các gốc tự do gây nên.
2.6. Tăng cường nhận thức và chức năng não bộ
Cho những ai đang thắc mắc tác dụng của hoa đậu biếc chữa được bệnh gì là chất nootropic trong hoa đậu biếc có tác dụng tăng cường chức năng nhận thức, giúp máu lên não tốt hơn, đảm bảo hiệu quả hoạt động của não bộ.
2.7. Tác dụng lợi tiểu của hoa đậu biếc khô
Hoa đậu biếc có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng tiểu rắt, tiểu buốt và giảm huyết áp.
2.8. Tác dụng giảm đau của hoa đậu biếc
Bông hoa đậu biếc được sử dụng như một loại thuốc gây tê cục bộ, giúp giảm đau và sưng tấy nhanh chóng. Đồng thời hoạt chất anxiolytic trong hoa đậu biếc có tác dụng làm dịu cơ thể, giảm căng thẳng và lo lắng.
2.9. Chống viêm
Hoa đậu biếc có chứa flavonoid, một hoạt chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch.
2.10. Chống hen suyễn
Hoa đậu biếc được sử dụng để chữa bệnh cảm lạnh thông thường, ho và hen suyễn, giúp long đờm và giảm kích ứng các cơ quan hô hấp.
2.11. Hạ sốt bằng hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc giúp hạ sốt bằng cách làm giãn các mạch máu dưới da và hạn chế co giật. Vì thế người ta còn dùng hoa đậu biếc để chữa bệnh động kinh.
► Xem thêm: Gợi ý các cách hạ sốt dân gian an toàn, hiệu quả
2.12. Ngừa ung thư và sự hình thành khối u
Hoa đậu biếc có thể tiêu diệt các tế bào ung thư bằng cách phá vỡ tính toàn vẹn của màng tế bào.
2.13. Hoa đậu biếc trị bệnh tiểu đường được không?
![[TƯ VẤN] Tác dụng của hoa đậu biếc tươi và khô đối với sức khỏe-2](https://static.omipharma.vn/files/img/2020-12/tac-dung-cua-hoa-dau-biec-tuoi-va-kho-doi-voi-suc-khoe-1.jpg)
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoa đậu biếc có khả năng ức chế lượng glucose mà cơ thể chúng ta nạp vào hàng ngày từ việc ăn uống. Cụ thể các hoạt chất trong hoa đậu biếc ức chế enzyme glucosidase và sucrase trong ruột, alpha-amylase trong tuyến tụy. Sử dụng hoa đậu biếc là một trong những biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa chứng tiểu đường ở người cao tuổi hiệu quả. Tuy nhiên hoa đậu biếc không phải thuốc điều trị tiểu đường. Do đó nếu muốn chữa bệnh tiểu đường thì bạn nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn.
► Xem thêm:
- 6 cách điều chỉnh nhịp sinh học giảm nguy cơ mắc tiểu đường
- Ăn nhiều cơm có tốt cho người bị bệnh tiểu đường?
- Điều trị tiểu đường bằng chế độ ăn "ít đường" hay ăn "ít chất béo" tốt hơn?“
2.14. Công dụng của hoa đậu biếc đối với tim mạch
Trong một nghiên cứu về tăng lipid máu, hoa đậu biếc có thể ức chế triglycerid và cholesterol toàn phần (ở mức 500mg/kg) và kích hoạt lipoprotein lipase, có tác dụng tích cực đến sức khỏe tim mạch.
3. Tác dụng phụ của hoa đậu biếc
Mặc dù công dụng hoa đậu biếc là cực kỳ hữu ích nhưng chúng ta cũng nên cẩn trọng với tác hại của hoa đậu biếc. Theo các chuyên gia, phần rễ và hạt của hoa đậu biếc có chứa chất độc. Trong y học người ta thường sử dụng rễ và hạt hoa đậu biếc để điều chế ra thuốc trị côn trùng đốt, thuốc tẩy giun, thuốc tẩy quần áo, thuốc trị rắn cắn. Vì thế, nếu ăn nhầm hạt và rễ cây hoa đậu biếc tươi có thể bị ngộ độc, buồn nôn.
Cánh hoa đậu biếc chứa chất anthocyanin là một chất chống oxy hóa mạnh. Anthocyanin có thể gây co bóp tử cung, ức chế sự kết tụ tiểu cầu. Vì thế người lớn, mà đặc biệt là bà bầu nên cẩn thận khi sử dụng hoa đậu biếc. Không nên sử dụng quá 10g hoa đậu biếc khô trong một ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Về cơ bản hoa đậu biếc không có tác dụng phụ, có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên tiêu thụ quá nhiều trà hoa đậu biếc có thể gây buồn nôn và tiêu chảy. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hoa đậu biếc.
4. Tác dụng của hoa đậu biếc đối với trẻ em
Trước khi tìm hiểu về công dụng hoa đậu biếc với trẻ em, mẹ nên biết bé mấy tháng ăn được hoa đậu biếc. Thời điểm an toàn để bé ăn được thực phẩm làm từ hoa đậu biếc là từ 6 tháng tuổi trở lên. Trong khoảng thời gian con ăn dặm, mẹ hoàn toàn có thể chế biến các món cháo, bánh hoặc soup hoa đậu biếc cho bé.
Vậy trẻ con có uống được hoa đậu biếc không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên cha mẹ không nên cho bé uống trà hoa đậu biếc quá sớm. Độ tuổi uống trà hoa đậu biếc đối với trẻ em tốt nhất là từ 1 tuổi trở lên vì trong trà hoa đậu biếc có các chất mà cơ thể bé chưa thể hấp thụ được.
![[TƯ VẤN] Tác dụng của hoa đậu biếc tươi và khô đối với sức khỏe-3](https://static.omipharma.vn/files/img/2020-12/tac-dung-cua-hoa-dau-biec-tuoi-va-kho-doi-voi-suc-khoe-3.jpg)
Dược sĩ Omi Pharma hướng dẫn cha mẹ cách nấu cháo hoa đậu biếc cho bé ăn dặm như sau:
- Chuẩn bị 2 nắm gạo ngon, 6-8 bông hoa đậu biếc khô, 1 muỗng dầu olive, 1 muỗng bột hạt óc chó.
- Sơ chế gạo cho sạch rồi ngâm trong nước khoảng 1-2 tiếng trước khi nấu.
- Hoa đậu biếc ngâm với nước ấm cho ra màu khoảng 15 phút.
- Chắt nước ngâm hoa đậu biếc để cho vào nồi ninh với gạo.
- Tới khi hạt cháo bung đều, cháo nhuyễn mịn thì cho dầu olive và bột hạt óc chó vào.
- Khuấy đều khoảng 1-2 phút thì tắt bếp múc cháo ra bát cho bé thưởng thức.
5. Tác dụng của hoa đậu biếc đối với bà bầu
Khá nhiều chị em thắc mắc bà bầu có uống trà hoa đậu biếc được không? Phụ nữ mang thai vẫn có thể uống trà hoa đậu biếc. Tuy nhiên chị em nên sử dụng lượng vừa phải vì hoa đậu biếc có tính hàn, có thể gây lạnh bụng. Ngoài ra trong hoa đậu biếc có hoạt chất anthocyanin có thể gây co bóp tử cung, ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
![[TƯ VẤN] Tác dụng của hoa đậu biếc tươi và khô đối với sức khỏe-4](https://static.omipharma.vn/files/img/2020-12/tac-dung-cua-hoa-dau-biec-tuoi-va-kho-doi-voi-suc-khoe-4.jpg)
Vậy trong thời gian cho con bú uống hoa đậu biếc được không? Cho tới nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào kết luận rằng phụ nữ cho con bú không được uống trà hoa đậu biếc. Nhưng để đảm bảo an toàn thì các mẹ vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ và dùng vừa phải (dưới 300ml trà đậu biếc/ngày).
► Xem thêm:
- Phụ nữ mang thai nên ăn gì và không nên ăn gì?
- Mẹ bị táo bón sau sinh và cách khắc phục
- Bà bầu có nên uống nước diếp cá trong khi mang thai không?
6. Công dụng của hoa đậu biếc đối với phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh thường gặp các vấn đề như thừa cân, rụng tóc, suy giảm trí nhớ, suy giảm thị lực và stress, trầm cảm. Chuyên gia khuyến khích các mẹ sau sinh nên sử dụng trà hoa đậu biếc để cải thiện sức khỏe, làm đẹp da và duy trì vóc dáng thon gọn. Các hoạt chất chống oxy hóa và flavonoid trong hoa đậu biếc giúp da săn chắc, căng mịn hơn. Đồng thời mỡ thừa cũng được đốt cháy tối đa khi mẹ uống trà hoa đậu biếc.
![[TƯ VẤN] Tác dụng của hoa đậu biếc tươi và khô đối với sức khỏe-5](https://static.omipharma.vn/files/img/2020-12/tac-dung-cua-hoa-dau-biec-tuoi-va-kho-doi-voi-suc-khoe-2.jpg)
Ngoài ra trà hoa đậu biếc cũng có tác dụng cải thiện tình trạng stress và rụng tóc ở phụ nữ sau sinh. Trà hoa đậu biếc giúp giảm bớt căng thẳng, tăng cường sức khỏe não bộ, ngăn ngừa chứng mất trí nhớ. Không những vậy, trà hoa đậu biếc cũng rất tốt cho các chị em hay bị nhức mỏi mắt, mắt mờ sau sinh. Cách pha trà hoa đậu biếc rất đơn giản, chị em chỉ cần cho 5-7 bông hoa đậu biếc khô vào hãm với 200ml nước sôi.
Trên đây là những tác dụng của hoa đậu biếc mà dược sĩ Omi Pharma tổng hợp lại. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về công dụng chữa bệnh của hoa đậu biếc thì vui lòng liên hệ với dược sĩ Omi qua số hotline 08.6868.0303 hoặc chat trong phần hỗ trợ trực tuyến trên Website nhé!